Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm, rất đơn giản và ngon

Nếu bạn là một người thích uống sữa hạt và cũng hay làm sữa hạt thì nên có một chiếc máy làm sữa hạt chuyên dụng. Nhưng nếu như bạn chỉ thi thoảng mới uống và đang có sẵn chiếc máy ép chậm trong nhà, thì hôm nay mình cũng sẽ chỉ bạn cách để làm sữa hạt với chiếc máy ép chậm Olivo SJ 210 nhé.

Chuẩn bị gì để làm sữa hạt bằng máy ép chậm?

Dụng cụ cần thiết

Một chiếc máy ép chậm: Mình thì sử dụng chiếc máy ép chậm SJ 210 của hãng Olivo. Các bạn có thể sử dụng bất kỳ loại máy ép chậm nào cũng được. Sử dụng lưới lọc tinh đi kèm máy nhé. Vì chiếc máy ép chậm SJ 210 của mình có kèm cả lưới lọc thô để làm sinh tố và lưới làm kem nữa.

Một chiếc rây lọc hoặc túi vải lọc: Để cho khi lọc ra sữa hạt thì sữa nó mịn màng không bị cặn bã ấy mà. Chứ nếu không có thì cũng không sao.

làm sữa hạt bằng máy ép chậm

Mua máy ép chậm Olivo SJ210 chính hãng, giá rẻ tại http://palis.vn/may-ep-cham-olivo-sj210-ep-kiet-ba-97-ep-trai-cay-hoa-qua-rau-cu-da-nang-thuong-hieu-my

Nguyên liệu dùng để làm sữa hạt

Các loại hạt

  • Các loại hạt có thể làm thành sữa được: hạnh nhân, hạt điều, hạt lạc, óc chó, hạt bí, hạt dẻ cười. Còn các loại hạt quá bé như hạt vừng, kê thì không nên ép nha, chỉ nên xay thôi, vì bé quá ép không được.
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu ngự, đậu nành, đậu đen,… thì cần nấu chín hạt trước khi ép.
  • Ngô: sau khi ép xong thì sẽ nấu chín.
  • Các loại nguyên liệu như bí đỏ hay hạt sen thì nếu dùng máy ép chậm sẽ hơi phí bã vì không ép được nhiều nước. Theo kinh nghiệm của mình thì máy ép chậm chỉ nên dùng để làm sữa từ các loại hạt chứ từ đậu hay ngũ cốc thì không hợp lắm.
  • Lưu ý chọn hạt: Chọn hạt thô/sống không tẩm gia vị hay sấy thêm vị gì khác. Cũng cần kiểm tra chất lượng hạt để loại bỏ những hạt bị mốc, thối. Một số loại hạt hay bị mốc như óc chó và hạt lạc. Trước khi ép thì cần ngâm với nước lọc từ 2-6h cho mềm.
làm sữa hạt bằng máy ép chậm olivo sj 210

Nguyên liệu khác kèm thêm

Các chất tạo độ ngọt cho sữa

  • Quả chà là: quả này có vị rất ngọt, thường bán ở các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm nhập khẩu. Quả này để tạo ngọt tự nhiên cho các loại sữa hạt hay sinh tố thì rất hợp vì nó không có nhiều mùi vị nổi bật nên không át các vị khác.
  • Quả vả: cũng để tạo ngọt tự nhiên.
  • Maple syrup: siro lá phong. Cũng là chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong nhưng lại không có vị chua chua như mật ong.
  • Táo ép: để tạo ngọt và chua tự nhiên.
  • Mật ong: cũng có thể sử dụng, nhưng mùi vị khá trội, nên không sử dụng nhiều.
  • Agave syrup: Siro agave không phổ biến lắm vì thường phải mua ở những cửa hàng nhập khẩu mới có.

Các chất bổ sung để tăng phần dinh dưỡng và mùi vị

  • Bột quế: dạng bột thì có thể đổ trực tiếp vào sữa thành phẩm nguấy đều. Nhưng nếu dạng thanh thì có thể rửa sạch, ngâm nước từ 4-6h rồi cho 1  mẩu nhỏ ép cùng hạt. Quế có mùi vị rất thơm.
  • Cacao nibs: Dùng làm sữa vị sô cô la. Đây là sản phẩm từ ruột quả cacao đập nhỏ ra. Cacao dưới dạng này giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe mà không lo bị nhiều đường hay calorie. Nó có vị đắng đặc trưng, và cho các loại đồ uống vị sô cô la tự nhiên.

Ngâm hạt cho mềm từ 4-5h rồi cho vào ép cùng với hạt làm sữa. Do hạt này nhạy đắng nên hợp với các loại nguyên liệu làm ngọt như chà là hay chuối. Mỗi lần chỉ cần dùng một ít thôi.

  • Vani: Mình hay dùng vani dạng quả có bán ở các siêu thị hàng nhập khẩu á. Chỉ cần cắt một mẩu ngắn 1-2 cm ngâm nước cho mềm rồi bỏ vào ép cùng với hạt. Mùi thơm rất tự nhiên, 1 lít sữa ép với nửa quả vani là thơm nức mũi luôn rồi.

Các bước thực hiện

Công thức chung để làm sữa hạt là 100-120 gr hạt và 1 lít nước lọc sẽ cho ra thành phẩm 1 lít sữa.

Bước 1: Ngâm hạt trong nước sạch từ 4-6h cho mềm. Một số loại hạt có vỏ cứng quá thì cần bóc vỏ lụa ra, chỉ lấy phần nhân hạt thôi.

Bước 2: Vớt hạt ra rổ, chuẩn bị nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước ấm cùng với các nguyên liệu kèm theo. Khởi động máy ép. Sau đó đổ hạt và các nguyên liệu kèm theo một cách từ từ vào máy ép, đồng thời cũng đổ cùng với nước lọc vào nữa. Máy sẽ ép nghiền hạt và nước lọc tạo thành hỗn hợp trắng đục như sữa.

Đặt rây lọc trên miệng cốc hứng sữa để lọc hết bã, cho sữa được mịn màng. Đối với hạnh nhân hay đậu nành thì nên lọc bằng túi vải lọc sẽ mịn sữa hơn.

Bước 3: Thưởng thức cốc sữa thơm ngon, bổ dưỡng vừa mới làm ra thôi nào. Bạn có thể dùng luôn mà không cần đun sôi lại đâu. Vì uống sống như vậy giữ được nhiều dinh dưỡng hơn là đun sôi, vì trong quá trình đun sôi, nhiệt sẽ làm mất đi một số dưỡng chất trong sữa đó.

Làm sữa hạt bằng máy ép chậm thì nói chung cũng có cái tiện là nhanh và không cần lọc nhiều. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì sữa hạt ngon nhất là nên làm bằng máy xay, sữa sẽ ngon hơn, ngậy hơn, bông hơn, đậm vị, và làm được nhiều nguyên liệu phong phú hơn.

Chúc các bạn thành công!

 
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận